Coca Cola và Pepsi thống trị thị trường nước ngọt có gas, Tân Hiệp Phát chiếm giữ mảng không gas. Nhưng thế chân vạc có thể thay đổi khi 2 ông lớn nước ngoài tung chiêu mới.
"Tăng đầu tư, lấy lại thị phần đã mất" là một trong những nội dung được một doanh nhân chia sẻ khi trúng cử chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị một công ty trong ngành nước giải khát vào mùa đại hội cổ đông vừa qua. Công ty nước giải khát này được xem là có tuổi đời lâu nhất trên thị trường nước giải khát Việt Nam. Tuy nhiên, do quản lý yếu kém cùng với nguồn lực có hạn, thương hiệu này dần bị mai một. Hiện nay họ chỉ hoạt động cầm chừng, tập trung vào thị trường nông thôn, bán giá rẻ và chấp nhận lợi nhuận thấp.
Bài viết liên quan:
- Tân Hiệp Phát khởi công Nhà máy Number 1 tại cơ sở sản xuất Hậu Giang
- Nhà phân phối sản xuất nước giải khát Tân Hiệp Phát lớn nhất tại Hà Tỉnh
- Trà xanh 0 độ của Tân Hiệp Phát, C2 của URC đã "ngậm quả đắng"
Thị trường nước giải khát Việt Nam tuy đã qua thời kỳ tăng trưởng nóng nhưng tiềm năng tăng trưởng vẫn rất hấp dẫn. |
Từng giữ vị trí Giám đốc điều hành một tập đoàn đồ uống lớn của Việt Nam (cũng là công ty mẹ của công ty nước giải khát nói trên), ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch với kỳ vọng sẽ đưa công ty trở lại thời kỳ huy hoàng.
Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng kể từ ngày đại hội, chúng tôi gặp lại ông nhằm tìm hiểu về chiến lược mới thì nhận được một sự thật hoàn toàn khác. "Chưa thể tính chuyện đầu tư đâu. Bây giờ phải tính cách cầm cự để tồn tại được", vị doanh nhân này nói.
Cú đánh trực diện của 2 ông lớn
Nguyên nhân khiến vị doanh nhân kia thay đổi quan điểm chính là bản báo cáo thị trường được các nhân viên kinh doanh gửi về sau khi ông nhậm chức Chủ tịch được 2 tuần. Theo báo cáo, Coca Cola và Pepsi đang đồng loạt giảm giá một số mặt hàng nước giải khát, đặc biệt nhất là sản phẩm đóng chai thủy tinh 330 ml vốn đang cạnh tranh trực tiếp với công ty này.
Cụ thể, mỗi két 24 chai Pepsi giảm từ 66.000 đồng xuống còn 46.000 đồng. Coca Cola thì giảm giá bằng cách khuyến mãi mua 1 két tặng thêm 6 chai. Mức giảm giá còn tùy thuộc vào khu vực và dòng sản phẩm, nhưng những khu vực quanh TP.HCM như miền Đông hoặc miền Tây Nam Bộ được giảm mạnh hơn.
Tuy nhiên, dù mục tiêu thực sự của họ là gì thì việc hạ giá này cũng là một cú huých mạnh vào thị trường nước giải khát vốn đang bước vào mùa sôi động.
Chuyện tương tự đã từng xảy ra trên thị trường nước giải khát. Là doanh nghiệp sản xuất nước ngọt thành công nhất trên thị trường nội địa những năm đầu thập kỷ 90, tuy nhiên Tribeco đã bị Pepsi và Coca Cola đánh bật ra khỏi thị trường bằng chiêu giảm giá. Cụ thể, vào năm 1998, Coca Cola giảm giá 30%, giá giao cho đại lý là 800 đồng/chai; loại chai lớn giảm từ 31.200 đồng còn 20.600/đồng két. Pepsi cũng giảm giá từ 31.200 đồng xuống còn 20.000 đồng/két.
Ngay lập tức, để đối phó, Tribeco phải hạ giá sản phẩm từ 950 đồng còn 660 đồng/chai (giá giao tại đại lý). Tuy nhiên, trong cuộc chơi tài chính, người ít tiền sẽ không bao giờ thắng kẻ nhiều tiền. Sản lượng Tribeco giảm từ 30 triệu lít (1998) xuống còn 4 triệu lít (2000), lợi nhuận từ 6,8 tỷ đồng chỉ còn 0,2 tỷ đồng. Tribeco đã chạy khỏi lĩnh vực nước uống có gas và nhảy sang vùng đất mới là sữa đậu nành đóng chai, đóng hộp và nước trái cây tươi.
Giờ đây, chiêu giảm giá tuy cũ nhưng luôn đắc dụng đang được 2 ông lớn tung trở lại. Ai sẽ là nạn nhân tiếp theo?
Đối trọng Tân Hiệp Phát
Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu thị trường trà xanh đóng chai với thị phần 41%. |
Theo thống kê của hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam và công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI), Coca Cola và Pepsi hiện chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt Nam. Với vị thế như vậy, tại sao 2 ông lớn này vẫn đánh quyết liệt vào lĩnh vực nước giải khát có gas?
"Có thể họ muốn lấy hết thị trường nước giải khát có gas trước, sau đó sẽ tập trung cho mảng không gas", ông Hiến Bidrico nhận định.
Nguồn tin:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét