Tại phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín, đại diện Ngân hàng Xây Dựng – CB yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan trả nợ, đồng thời đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên các tài sản là tài sản bảo đảm cho các khoản vay liên quan đến vụ án để ngân hàng tự phát mãi, lấy tiền bù thiệt hại từ các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức gây ra.
Các bị cáo được xác định là đồng phạm của bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa xét xử liên quan đến Ngân hàng Đại Tín (Ảnh: Ngọc Hoa)
CB đã giải ngân đúng trong tất cả khoản vay cho nhóm Phương Trang
Ngân hàng Xây Dựng được triệu tập đến phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm với vai trò là nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Theo nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho CB, toàn bộ hồ sơ tài liệu có trong vụ án đều cho rằng 16.486 tỷ đồng Đại Tín đã giải ngân cho 82 khoản vay, 1 khoản nợ bắt buộc và 1 khoản phát hành trái phiếu nhưng nhóm Phương Trang chỉ thực nhận số tiến 3,936 tỷ đồng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này chưa tính lãi.
Số tiền còn lại hơn 5.400 tỷ đồng bị đẩy dư nợ nhóm Phương Trang lên cao và nguy cơ không thu hồi được, gây thiệt hại cho CB. Theo luật sư, nhận định này chưa được đầy đủ.
Về tiền giải ngân đã lại bỏ 1 phần trách nhiệm trả nợ của công ty Phương Trang, biến dư nợ này thành thiệt hại cho CB chưa đúng với diễn biến thực tế vụ việc và chưa hoàn toàn đúng các quy định pháp luật về ngân hàng.
Quan điểm cho rằng, riêng biệt từng tổ chức cá nhân thì phải chiu trách nhiệm độc lập về việc trả nợ cho CB, toàn bộ số dư nợ gốc phát sinh của hội đồng tín dụng đã ký là 9.437 tỷ đồng và dư nợ lãi tính đến ngày 15/11/2017 là 16.504 tỷ đồng và tính đến 7/5/2018 là 27.220 tỷ đồng.
Hồ sơ thể hiện là công ty Phương Trang và các công ty cá nhân phải chịu trách nhiệm độc lập cho từng hợp đồng.
Liên quan đến việc giải ngân, CB đã giải ngân đúng, đầy đủ các khoảm vay cho các khách hàng vay. Theo tài liệu hồ sơ, dòng lưu chuyển tiền của 82 khoản vay và 1 khỏan nợ bắt buộc của nhóm Phương Trang thì dòng lưu chuyển tiền của mỗi khoản vay là giống nhau và được phân chia thành 3 giai đoạn bất biến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét