Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

88 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu Quốc gia năm 2016

Chiều 23/11, Bộ Công Thương đã tổ chức công bố 88 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu Quốc gia năm 2016. Đáng chú ý, Tân Hiệp Phát dù có nhiều lùm xùm nhưng vẫn có hai giải được vinh danh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 88 doanh nghiệp sẽ được trao giải Thương hiệu quốc gia 2016 vào tối 30/11 tới tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô.

Giải Thương hiệu quốc gia "Vietnam Value 2016" do Hội đồng thương hiệu quốc gia, Ban Thư ký thương hiệu quốc gia phối hợp với Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).

Chủ đề : Tân hiệp Phát 
( https://www.facebook.com/tranngocbichceo/posts/927501630769502 )

Đáng chú ý, Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp dính lùm xùm trong vụ "chai nước có ruồi" nhưng nằm trong danh sách 88 doanh nghiệp được vinh danh lần này là một bất ngờ.

Tân Hiệp Pháp chỉ có hai sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia đó là Trà thảo mộc Dr. Thanh và Trà xanh 0 độ.

Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2016
Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2016

Trả lời báo chí xung quanh việc vì sao một doanh nghiệp từng gây bức xúc cho người tiêu dùng như Tân Hiệp Phát lại được vinh danh ở giải thưởng này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: "Không phải doanh nghiệp cứ đạt Thương hiệu quốc gia thì tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đó đều là Thương hiệu quốc gia".

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện nay, vấn đề của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát đã được giải quyết xong và hai sản phẩm của Tân Hiệp Phát đủ tiêu chí đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2016.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia được vinh danh trong lễ công bố chỉ là bước khởi đầu của doanh nghiệp. Sau đó doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực để bảo vệ thương hiệu bởi sau 2 năm sẽ tổ chức bình chọn lại. Nếu doanh nghiệp không đạt được tiêu chí sẽ không được công nhận nữa.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Năm nay, trong số 88 DN được công nhận, ngoài 63 doanh nghiệp đã từng được công nhận ở các năm trước, có thêm 25 doanh nghiệp mới.

Trong danh sách những doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm nay, có những cái tên rất quen thuộc với người tiêu dùng cả nước như: Vàng bạc DOJI, Hapro, Đạm Cà Mau, trang sức PNJ, Viglacera, văn phòng phẩm Hồng Hà...

"Có 70 doanh nghiệp có doanh thu 1.000 tỷ đồng trở lên, 26 doanh nghiệp doanh thu 5.000 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng lại đi vào những lĩnh vực khó như công nghệ sinh học, công nghệ cao…", Thứ trưởng cho biết.

Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của tiến trình hội nhập, ban tổ chức chương trình sẽ nghiên cứu để thay đổi bộ tiêu chí xét chọn DN.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, năm nay, trong số 88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016, có 23 doanh nghiệp 5 lần liên tiếp được vinh danh, trong đó có các tên tuổi lớn như: Việt Tiến; Sabeco; Hòa Bình; Vina coffe; Vietcombank; An Phước; Biti's; VNPT; vàng SJC; Cao su vina; Nhựa Bình Minh…

Theo Ban tổ chức chương trình, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia chủ yếu thuộc 16 ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất, cụ thể như: Cơ khí, máy móc, thiết bị; dệt may – da giầy; điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông; đồ gỗ, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ; đồ trang sức, kim hoàn, đá quý; dược phẩm, hóa mỹ phẩm; giấy, văn phòng phẩm, bao bì; năng lượng, khoáng sản; nhựa, cao su, hóa chất; nông, lâm, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thực phẩm, đồ uống; thương mại, dịch vụ; vận tải, du lịch; vật tư nông nghiệp; xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản.

Bài viết liên quan:

https://www.facebook.com/tranngocbichceo/posts/927502130769452


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Cận cảnh dây chuyền sản xuất của Tân Hiệp Phát như thế nào?

Chủ đề: Trần Ngọc Bích
(
https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI)

Ngay sau khi tuyên bố dị vật không thể lọt vào chai nước giải khát, Tân Hiệp Phát đã mở cửa cho báo chí tham quan dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Kiện Khê 1 (Hà Nam).

Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 1

Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hà Nam được xây dựng trên diện tích 26 ha thuộc cụm công nghiệp Kiện Khê I (Thanh Liêm, Hà Nam), với tổng công suất 600 triệu lít/năm.

Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 2
Theo đại diện của doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất nước ngọt mang tên Aseptic được chiết rót trong môi trường vô trùng. Đây là công nghệ sản xuất nước giải khát của châu Âu. Hệ thống hoàn toàn tự động và khép kín từ khâu thổi chai, chiết rót, đóng nắp, dán nhãn đến đóng thùng.
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 3
Toàn bộ phần phôi chai được đưa vào máy thổi, qua các công đoạn gia nhiệt ở 120 độ C để làm mềm và thổi định hình bằng khí nén.
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 4

Ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Điều hành các nhà máy của Tân Hiệp Phát cho biết, toàn bộ phôi và nắp chai được sản xuất tại nhà máy bao bì của công ty để đảm bảo kiểm soát chất lượng. Hạt nhựa nguyên gốc nhập khẩu được đưa vào máy làm nóng ở 280 độ C nhằm loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ về vi sinh vật và tạo hình bằng máy tạo phôi, tạo nắp của châu Âu. Trước khi chiết nước, vỏ chai nhựa do công ty tự sản xuất đều được khử trùng, súc rửa.

Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 5

Theo công ty này, chai được đưa vào phòng chiết vô trùng trên băng tải kín bằng khí nhằm loại bỏ nguy cơ về vi sinh vật và cách ly với môi trường bên ngoài. Phòng chiết vô trùng có tiêu chuẩn sạch như phòng mổ. Không khí đưa vào buồng chiết phải qua 3 cấp lọc là lọc thô, lọc tinh và lọc vô trùng.

Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 6
Khi vào máy chiết, chai được dốc ngược và cùng với nắp được tiệt trùng ở nhiệt độ 65 độ C. Sau khi tiệt trùng, chai và nắp được chạy qua thiết bị súc rửa tự động hoàn toàn bằng nước vô trùng (nước được tiệt trùng ở nhiệt độ 135 độ C trong 60 giây).
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 7
Bộ phận kiểm tra chất lượng theo dõi các thông số trên màn hình, cũng như kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Những chai lỗi sẽ bị loại khỏi dây chuyền tự động.
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 8
Đại diện Tân Hiệp Phát khẳng định, không thể có những sản phẩm lỗi của tập đoàn này lọt ra ngoài.
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 9
Những sản phẩm lỗi như mực chiết thấp, lỗi nắp, vênh nắp... đều được xử lý ngay trong nhà máy, công ty này cho biết.
Can canh day chuyen san xuat cua Tan Hiep Phat hinh anh 10

Ông Hoàng Anh Tuấn một lần nữa khẳng định với báo chí và khách tham quan rằng dị vật không thể rơi vào chai nước của Tân Hiệp Phát trong quá trình sản xuất. Ông cho rằng công ty mình đang đối diện với
những hành vi phá hoại từ bên ngoài.

Nguồn tin tham khảo:

https://www.facebook.com/tranngocbichceo/posts/925892664263732


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Tân Hiệp Phát đầu tư 1.820 tỷ đồng xây dựng nhà máy mới

Chủ đề: Trần Ngọc Bích
(https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI)
Nhà máy mới của tập đoàn nằm ở Chu Lai, áp dụng công nghệ mới, kỳ vọng sản xuất gần 50.000 sản phẩm mỗi giờ.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Chu Lai (Quảng Nam). Tổng vốn đầu tư cho nhà máy tính đến năm 2021 là 1.820 tỷ đồng; riêng giai đoạn một là 1.100 tỷ đồng. 

Tan Hiep Phat dau tu 1.820 ty dong xay dung nha may moi hinh anh 1
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư tỉnh ủy tỉnh và ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trao hoa và Quyết định công nhận nhà máy là công trình thi đua chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam. 

 

Nhà máy mới sở hữu dây chuyền chiết Aseptic ABF hiện đại. Đây là công nghệ tiệt trùng khô - tích hợp máy thổi chai, máy chiết vô chai, do hãng GEA Procomac (Ý) phát triển.

Công nghệ hiện đại này cho phép kiểm soát tốt nhất chất lượng sản phẩm, giữ lại tối đa hàm lượng dinh dưỡng và thân thiện với môi trường. Công nghệ Aseptic ABF đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vô trùng cho các loại thực phẩm hay thức uống có độ acid thấp (nhạy cảm với vi sinh vật) như sữa.

Aseptic được đánh giá là công nghệ của thế kỷ 21 nhờ tính vô trùng tuyệt đối từ khâu tạo phôi chai cho đến chiết rót, đóng nắp. Công nghệ này đảm bảo 5 yếu tố tiệt trùng: chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng.

Tính riêng trong ngành nước giải khát tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tiên phong sử dụng công nghệ Aseptic từ năm 2008. Đến nay, doanh nghiệp này sở hữu 10 dây chuyền Aseptic với tổng chi phí đầu tư là 300 triệu USD. Phía Tập đoàn Tân Hiệp Phát khẳng định, Number One Chu Lai là nhà máy đầu tiên trong nước dùng công nghệ Aseptic ABF.

"Đây là bước đột phá của Tân Hiệp Phát trên hành trình tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế", bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc tập đoàn khẳng định.

Cũng theo bà Phương, việc đầu tư nhà máy Number One Chu Lai nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Trung - Tây Nguyên và mở rộng thị phần xuất khẩu tại các nước như, Hàn Quốc, Singapore, Canada và một số nước châu Âu…

Tan Hiep Phat dau tu 1.820 ty dong xay dung nha may moi hinh anh 2
Ông Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cùng đoàn đại biểu tham quan nhà máy và dây chuyền sản xuất tại Number One Chu Lai. 

 

Nhà máy Number One Chu Lai được khởi công xây dựng tháng 5/2014 trên diện tích 26 hecta. Trong giai đoạn một, nhà máy sẽ giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 200 lao động địa phương với thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/tháng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, nhà máy sẽ sử dụng khoảng 1.000 lao động trong khu vực, nâng tổng công suất lên 500 triệu lít/năm.

Đây là nhà máy thứ ba trong chuỗi 4 nhà máy của Tân Hiệp Phát đã và đang đầu tư tại Việt Nam gồm: Number One Bình Dương, Number One Hà Nam, Number One Chu Lai và Number One Hậu Giang.
Bài viết liên quan:

Tan Hiep Phat dau tu 1.820 ty dong xay dung nha may moi hinh anh 3
Với công suất lên đến 48.000 chai một giờ, Number One Chu Lai sẽ trở thành điểm cung cấp các sản phẩm nước giải khát rộng khắp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. 

 

Bà Uyên Phương phân tích, Tân Hiệp Phát phải sở hữu những công nghệ sản xuất tối tân nếu muốn dẫn đầu thị trường châu Á. "Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic không chỉ giữ lại tối đa dưỡng chất từ nguyên liệu tự nhiên, mà còn giúp sản phẩm không cần chất bảo quản, màu công nghiệp, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất về sản phẩm sạch, vô trùng mà cả thế giới đang hướng tới", Phó tổng tập đoàn nước giải khát này nhấn mạnh.

Nguồn tham khảo:  https://www.facebook.com/tranquythanhceo/posts/429437920831746


Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Bí quyết điều hành doanh nghiệp tỷ đô

Chủ đề: Trần Ngọc Bích 

(https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI
)

Mô hình công ty gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến trên thế giới. Khoảng 70 năm trước, ở các nước Châu Âu, mô hình DN gia đình đã phát triển. Những tập đoàn danh tiếng như Ford, Volkswagen, Toyota, Samsung, SoftBank… đều có xuất phát điểm là các công ty gia đình. Theo báo cáo đánh giá trên toàn thế giới, doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng của DN gia đình tốt hơn DN khác 10%.

Thế nhưng, khái niệm này khá mới mẻ ở Việt Nam. Tại Việt Nam, sự hiện hữu của các DN gia đình nhiều hơn khi kinh tế tư nhân được "cởi trói" sau công cuộc đổi mới năm 1986. Đa số các chuyên gia đều đánh giá cao những đóng góp  và vai trò quan trọng của các gia đình doanh nhân trong sự phát triển của nền kinh tế.

Gia đình tập đoàn Tân Hiệp Phát
Gia đình tập đoàn Tân Hiệp Phát

Bà Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhận định: "Điểm mạnh của DN gia đình ở các yếu tố nhóm chủ sở hữu ổn định và kiểm soát tập trung, sự trung thành của những người liên quan, dịch vụ chăm sóc nhân viên tốt; đầu tư dài hạn, bền bỉ, sự quyết đoán, táo bạo và niềm tự hào, giàu đam mê cống hiến,...  

Bài viết liên quan:

Điểm yếu là sự bòn rút về cổ tức, hoặc không đủ vốn tái đầu tư, quá trung thành với các sản phẩm truyền thống, chậm thích nghi với thị trường; thiếu tâm lý về thành tích mà mong muốn sự hài hòa; sự chiếm hữu của người lãnh đạo quá dài; quyết định chậm trước cơ hội, xung đột trong gia đình các vấn đề về thừa kế, quản trị kém. Tuy nhiên, việc kiểm soát tập trung vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu bởi cái gì cũng cho là bí mật, chỉ giữ trong gia đình, khó thu hút người tài".

"Tại DN gia đình luôn tồn tại song hành giữa quyền sở hữu và tinh thần làm chủ. Để quản trị tốt, các DN gia đình cần kết hợp giữa chuyên nghiệp hóa với chủ nghĩa gia đình; văn hóa làm việc nhóm, sự trung thành, dũng cảm của nhân viên. Trong DN gia đình, lỗi lầm thì được tha thứ nhưng vi phạm đạo đức thì không được tha thứ" - Bà Trần Uyên Phương chia sẻ.

Nguồn tin tham khảo:

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Bảng xếp hạng Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm

Chủ đề:  Trần Ngọc Bích (https://www.youtube.com/watch?v=NEJBZ0iy9CI)

Theo xếp hạng Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2017 do Vietnam Report mới công bố, tên tuổi uy tín hàng đầu trong ngành thực phẩm là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Tiếp sau cái tên này là các công ty quen thuộc như CTCP Hàng tiêu dùng Masan, CTCP Acecook Việt Nam, Nestlé, Kido, CP. Việt Nam, Vissan…

Theo đánh giá của Vietnam Report, hiện dẫn đầu về uy tín trong ngành thực phẩm tại Việt Nam là Vinamilk, Masan Consumer và Acecook Việt Nam. Đáng lưu ý, Vinamilk là doanh nghiệp được hầu hết người tiêu dùng và nhóm chuyên gia tham gia khảo sát lựa chọn giữ vị trí số một về độ nhận biết thương hiệu, đồng thời cũng là công ty có số lượng thông tin bao phủ và có ảnh hưởng truyền thông lớn nhất hiện nay.

Bài viết liên quan:

Sabeco đứng đầu trong Top các công ty uy tín trong ngành đồ uống. Tiếp theo sau là Heineken, Suntory Pepsico, Habeco, Tân Hiệp Phát…

Ở nhóm đồ uống, Sabeco, Heineken, Pepsi là 3 công ty dẫn đầu về uy tín tại thị trường Việt Nam. Khác với nhóm thực phẩm, các công ty đồ uống tỏ ra khá dè dặt trong việc xuất hiện trên truyền thông trong năm vừa qua.

Các công ty trong bảng xếp hạng được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn…) (được tính 30% trọng số điểm); (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng (30% trọng số điểm); (3) Khảo sát online về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2017 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2017… (40% trọng số điểm).

Bài viết liên quan:

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

4 thay đổi giúp Tân Hiệp Phát trở lại ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Chủ đề:  Trần Quí Thanh ( https://www.youtube.com/watch?v=2R8mmQtQymM )

Hơn một năm kể từ lần Tân Hiệp Phát bị xoáy vào những sự cố bất ngờ giáng mạnh tới khát vọng đưa thương hiệu Việt vươn tầm châu Á, CEO Trần Quí Thanh đã âm thầm nỗ lực cải tổ triệt để mọi hoạt động theo định hướng khách hàng để bước vào một khởi đầu mới với tốc độ phát triển ấn tượng.  

Thoát khỏi gót chân Achilles công ty gia đình

Năm 2017 đánh dấu những cuộc cải tổ, thay đổi chưa từng có tại Tân Hiệp Phát.Là một công ty gia đình, Tân Hiệp Phát bắt buộc phải giải bài toán về phương thức quản trị tập trung - gót chân Achilles mà hầu hết các "đế chế" gia đình trên thế giới phải đối mặt.

4 thay doi giup tan hiep phat tro lai an tuong
Năm 2017 đánh dấu những cuộc cải tổ, thay đổi chưa từng có tại Tân Hiệp Phát.

Bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng hệ thống quy trình, thuê các chuyên gia hàng đầu quốc tế tham gia xây dựng mô hình quản trị mới, ông Trần Quí Thanh – nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã tìm ra lời giải bằng cách tự tay xóa bỏ phương thức quản trị cũ, "coi đây như một sự khởi đầu mới. Xé nháp câu chuyện khởi nghiệp 20 năm trước", theo cách mà ông nói.

Chỉ trong 6 tháng, hơn 6.000 quy trình trong lĩnh vực mua hàng, giao vận và thanh toán được chuẩn hóa. Thời gian giao hàng rút ngắn tới 50% và sắp tới là 80% để "tối ưu hóa sự thỏa mãn khách hàng" như mục tiêu của ông Thanh.

"Mô hình đã thực sự thay đổi, không còn cách vận hành 'một người quyết định', thay vào đó là sự phân cấp, phân quyền và giám sát, đánh giá thưởng phạt", bà Trần Uyên Phương, Phó TGĐ Tân Hiệp Phát cho biết chỉ sau một năm, hiệu quả vận hành đã tăng lên 25%.

Tuy nhiên, việc thoát khỏi gót chân Achilles về quản trị chỉ là bước đầu cuộc cải tổ. Để vươn ra thế giới, họ cần các đối tác đồng hành tin cậy.

Hội tụ sức mạnh, kết nối giao thương

4 thay doi giup tan hiep phat tro lai an tuong
Tân Hiệp Phát đã thực hiện một bước đi "vô tiền khoáng hậu" khi quy tụ được sức mạnh tập thể với hơn 2.500 đối tác để cùng thực hiện khát vọng vươn tầm châu

Á."Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió". Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, cuối tháng 9/2016, Tân Hiệp Phát đã tổ chức ngày hội kết nối giao thương, một sự kiện chưa từng có doanh nghiệp Việt nào tổ chức trước đó dành cho hàng ngàn đối tác kinh doanh.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Tuổi thơ khốn khó của CEO Trần Quý Thanh qua quyển chuyện nhà Dr. Thanh


Cô nhi viện khắc nghiệt và tàn bạo như các trại tập trung


Từ thời điểm ấy, cuộc sống của cậu bé Thanh mới chín, mười tuổi đã chuyển sang một trang khác – trại trẻ mồ côi hết sức khắc nghiệt và tàn bạo như trong các trại tập trung. Đám trẻ mồ côi được thu gom quy tụ về nhiều thành phần bất hảo, gồm cả người Việt lẫn con lai Mỹ đen Mỹ trắng, quen sống lang thang đầu đường xó chợ, đầu gấu bất trị nên kỷ luật áp dụng trong trại là kỷ luật thép. Giám thị trại không khác cai tù, sẵn sàng lạnh lùng ra tay bất cứ lúc nào, với những hình phạt nhẫn tâm nhất ngoài sức tưởng tượng.

Cậu bé Trần Quí Thanh là “ma mới”, không giấu nổi vẻ nghênh ngang của con nhà giàu, nên trong 6 năm sống tại đây, nhiều lần bị đánh hội đồng đến tơi tả. Có lần vì bênh đứa cháu bị ăn hiếp, Thanh đã lãnh nguyên bản án của trại, được “thưởng thức” những trận mưa roi, xát muối đến khi mông đít đỏ lựng. Mỗi sáng bị phạt không được đi học, bắt phong phanh quỳ gối trước sân, còn tối đến thì bị nắm đầu quang vô chuồng heo.




Ông Trần Quí Thanh và con gái đầu Trần Uyên Phương - tác giả cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" vừa phát hành vào Ngày của Cha (18/6/2017)

Cũng theo “Chuyện nhà Dr. Thanh”, bữa cơm ngày ấy tại cô nhi viện, Thanh và đa số bọn trẻ nuốt không trôi được cục mỡ, ói lên ói xuống nhưng vẫn phải nghiến răng nuốt, nếu không muốn bị đánh đòn... Và thế là với khát vọng tự giải thoát bản thân khỏi địa ngục trần gian này, Trần Quí Thanh từng thực hiện cuộc đào thoát, nhưng rút cục bị bắt lôi về trại và phải chịu đựng những trận đòn trừng phạt thê thảm.

Giám thị biết cậu là đầu trò bỏ trốn nên luôn gầm ghè chăm sóc kỹ, nhiều đêm bị bắt nhịn đói, cùm chân bên cạnh chuồn heo âm u giá lạnh. Nhưng sau vài lần bị đánh tàn bạo quá, Thanh đã vùng dậy và giám thị không còn dám giở trò trừng phạt nữa...

“Có lẽ chính hoàn cảnh đẩy đưa trong trại trẻ mồ côi đã hình thành cái “máu” du côn anh chị không hay. Cả đời Ba chưa bao giờ ăn hiếp ai, nhưng không chấp nhận cúi đầu bị người ta ăn hiếp, nhất là khi đụng đến gia đình và đám đàn em của Ba sau này”, ái nữ Trần Uyên Phương chia sẻ về người ba đáng kính của mình.

Với việc ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh”, tác giả Trần Uyên Phương - con gái đầu của ông Trần Quí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và Giám đốc Công ty Number 1 Chu Lai - chia sẻ:

“Tôi muốn ấn bản cuốn sách này, vượt qua những thảo luận “nóng bỏng” với Ba tôi rằng, có cần thiết phải xuất bản hay không? Có sợ người đời nghĩ mình tự đánh bóng tên tuổi và gia tộc không? Tôi nghĩ, niềm tin vào những điều tốt đẹp bao giờ cũng lớn hơn tất cả. Có thể bạn đọc sẽ có cảm nhận khác nhau khi tiếp xúc với những câu chuyện lần đầu tiên được viết lại về cuộc sống của gia đình Dr. Thanh... Nhưng từ tận đáy lòng, cuốn sách này là món quà tôi thực sự muốn dành tặng Ba Má, như những đứa con đều muốn dành sự kính trọng và yêu thương nhất cho cha mẹ của mình".

Tân Hiệp Phát và con đường thành công của mình


Financial Times (FT) vừa thực hiện phóng sự về một doanh nhân Trần Quí Thanh, người sáng lập Tập đoàn đồ uống Tân Hiệp Phát. Theo FT, "sóng gió trong cuộc đời và bản lĩnh của người tạo dựng thương hiệu Tân Hiệp Phát thì không phải ai cũng biết”.



Doanh nhân Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương - người được kỳ vọng sẽ kế tục sự nghiệp kinh doanh của ông.


Thương trường là chiến trường



Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: “Hôm nay phải hơn hôm qua như không bằng ngày mai”. Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.


Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.



Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để “xả hơi” một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.


Theo bật mí của chị Trần Uyên Phương (con gái ông) thì mỗi ngày ông đều uống dăm bảy chai như thế. Không giấu được sự ngưỡng mộ cho người bố 63 tuổi đang ngồi bên mình, chị Phương chia sẻ: Có lẽ, chính vì thói quen luôn để sản phẩm trước mắt và thưởng thức sản phẩm của ba nên những ý tưởng mới về sản phẩm luôn được bật ra như thế.


Trong bộ comple đen làm nổi bật bộ ria mép dày, ông gật gù trước lời nhận xét của con gái. Nó khiến tôi thấy thân thuộc ngay khi nhớ đến khuôn mặt phúc hậu của ông trên logo nước trà thảo mộc Dr Thanh.


Trong phút thư thả để nhớ về quãng thời gian đã qua, ông Thanh không giấu nổi niềm xúc động Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó nó đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.



Theo ước tính của các nhà phân tích thị trường thì Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 - 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.



Thế nhưng, ít ai biết rằng từ một con số 0 để tạo dựng được một thương hiệu nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của người đứng đầu Tân Hiệp Phát.

Góc khuất chưa biết của ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh


Ở cô nhi viện, bị quản thúc khắc nghiệt; ẩu đả với bạn, bị nhốt chung với heo, không có cái ăn, cái mặc nhưng cậu bé Trần Quí Thanh nghiệm rằng: "muốn tồn tại thì phải chiến đấu...”

"Mấy con heo to hung dữ thấy người lạ là xông ngay đến. Sợ quá, cậu bé Trần Quí Thanh không dám ngủ, cứ nằm đu tòng teng trên mấy tấm xà trong chuồng heo. Con nào nghếch mõm khịt khịt dưới chân thì đạp cho mấy phát vô đầu...

Nguồn bài viết : https://baomoi.com/goc-khuat-du-doi-cua-ong-chu-tan-hiep-phat-tran-qui-thanh/c/22570601.epi



Có đêm, vừa làm dớt chiếc dép, liền bị chúng bu quanh nhai khèn khẹt. Bị bỏ đói trong cái lạnh thấu xương, trên người Thanh chỉ độc chiếc áo sát nách, chiếc quần tà lỏn được trại phát và nỗi sợ luôn lởn vởn trong đầu, nếu không may rớt xuống sẽ bị đàn heo ăn thịt" - là trần tình cảm động của con gái đầu Trần Uyên Phương về bố mình - ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh trong cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh".

Xuất thân trong gia đình khá giả nhưng lại ở cô nhi viện
Cậu bé Trần Quí Thanh ra đời ngày 15/10/1953 tại xóm Cầu Bông, mé bên quận Phú Nhuận (TP HCM) trong một gia đình khá giả. Bố là ông Trần Văn Bưởi - chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát. Từ bé, Thanh đã được gửi vào trường Taberd Sài Gòn, một ngôi trường nói tiếng Pháp danh giá bậc nhất lúc bấy, dành cho con cái nhà giàu (hiện dấu vết khuôn viên cũ của trường nằm ở góc đường Nguyễn Du - chỗ Bưu điện thành phố nhìn sang).

Những tưởng cuộc sống êm đẹp gắn liền với cậu bé Thanh, thì đột ngột xảy ra biến cố khi mẹ đẻ - bà Nguyễn Thị Thâu qua đời và lúc này hai người con riêng của bà đã bày mưu tính kế chiếm hết gia sản, thậm chí còn có ý định thủ tiêu Thanh, khiến ông Trần Văn Bưởi buộc phải gửi con trai mình vào cô nhi viện - cách khá xa Đà Lạt, do một bà soeur người Pháp cai quản.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Chiến lược kinh doanh hiệu quả của nhà Dr Thanh

Chiến lược kinh doanh Quảng cáo dồn dập trong thời kì kinh tế suy thoái nhưng lại đem về thành công vang dội, đó là trà Dr Thanh.

Bài viết này không bàn về chất lượng hay doanh thu của Dr Thanh mà chỉ bàn về những chiêu thức trong việc sử dụng truyền thông để quảng bá hình ảnh của Dr Thanh. Sự thực họ đã thu hút rất nhiều sự chú ý, tò mò của người tiêu dùng bằng quảng cáo và lượng hàng của họ được tiêu thụ rất mạnh.

Về tên của thương hiệu

Dr Thanh - ông là ai? Chắc hẳn nhiều người tò mò về cái tên này! Đây chính là một trong những đề tài hot nhất trong diễn đàn Marketing lớn nhất Việt Nam. Nhiều câu hỏi đã được giải đáp như : Dr.Thanh có ý nghĩa gì? Thanh có nghĩa là thanh lọc, thuần khiết của sản phẩm hay là lấy tên của ông Tiến sĩ nhà THP - Trần Quý Thanh, người có hình ảnh trên mỗi chai sản phẩm. 

Cũng có những câu hỏi hoài nghi trong vấn đề này. Liệu topic trong các diễn đàn có bàn tay của người nhà THP tung hứng. Dù sao cũng phục họ thật.

Chọn đúng thời điểm

Thời điểm mà THP cho ra đời loại sản phẩm Dr.Thanh được coi là thời điểm vàng - vô cùng thuận lợi.

Khi mà người tiêu dùng trong cái khí trời đầu xuân, tết với những món ăn đa dạng, cái cảm giác không còn ngon miệng nữa, cái cảm giác "khó chịu, nóng trong người" không khỏi tránh nổi thì Dr.Thanh được định vị thương hiệu với những chức năng giải quyết những nhu cầu đó. Sản phẩm tốt cho sức khỏe lên ngôi, bằng chứng là sự thành công của trà xanh không độ, và tất nhiên câu chuyện "sản phẩm tốt cho sức khỏe" vẫn được áp dụng cho Dr.Thanh.

"Đánh" mạnh vào truyền thông

Trong lúc kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp chọn cách tiết giảm chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo để hạ giá thành, nhưng Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group) đã làm ngược lại, đầu tư khá lớn cho việc sản xuất và quảng bá sản phẩm mới là trà thảo mộc Dr.Thanh. 

Năm ngoái, Tân Hiệp Phát nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất tại Việt Nam và họ đã tiếp tục tăng chi phí quảng cáo của mình trong năm 2009.

Bài viết liên quan:



"Đây là một cách làm táo bạo và độc đáo, vì thế chúng tôi đánh giá cao cách xây dựng thương hiệu của THP Group" đó là đánh giá của ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Rượu - bia và nước giải khát Việt Nam.

Tuy nhiên, đầu tư cao vào việc quảng bá thương hiệu sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với thất bại nặng nề. Đứng trước thách thức mạo hiểm đó, THP Group đã nghiên cứu kỹ lưỡng để cho ra các hình thức quảng cáo ấn tượng.

Không có thông tin "trong nhà của THP" về chi phí quảng cáo cho Dr.Thanh, nhưng nhìn qua cũng có thể thấy , đại gia THP "chịu chơi" như thế nào.

Quảng cáo với tần suất liên tục trong mấy tháng trời, liên tục và liên tục trên truyền hình. Chỉ tính riêng chi phí quảng cáo trên truyền hình của Dr.Thanh, THP cũng phải trả một khoản tiền khủng khiếp lắm rồi, chưa tính đến các kênh truyền thông khác cũng như các chương trình. Đi cùng với quảng cáo là chiến dịch truyền thông 360 độ. Ngay cả trong cuộc hội thảo Vietnam Marketing Conference 2009 ,trong bài phát biểu khai mạc của ông, ta cũng có thể thấy hình ảnh của Dr.Thanh được khắc họa một cách rõ nét với niềm tự hào về sản phẩm.

Đó là các đoạn phim quảng cáo dành cho sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh với nhân vật chính là Dr. Thanh - Tổng giám đốc của tập đoàn THP Group phủ sóng liên tiếp trên truyền hình, các sê-ri bài viết trên nhiều tờ báo uy tín… đã nâng cao tiếng vang và khẳng định uy tín của thương hiệu mới này.

Chính ông Trần Quý Thanh, giám đốc THP đã thừa nhận rằng truyền thông đã đóng một vai trò đặc biệt trong việc kích thích quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sự xuất hiện với mật độ dày trên các phương tiện truyền thông của sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh làm dấy lên sự tò mò, sự quan tâm, thú vị của dư luận. Vì thế, thành công của trà thảo mộc Dr.Thanh chính là sự kết hợp của nhiều giải pháp.

Thành công vang dội

Và giờ thì ngay cả trẻ con cũng thuộc lòng slogan và bài hát của quảng cáo Dr Thanh. 

Còn về kết quả sau 3 tháng tung ra thị trường của Dr Thanh là trà đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm có sự tham gia của 300 nhà phân phối, hơn 2.000 nhân viên và 1.000 xe tải tham gia chuyên chở. Từ sản lượng 300.000 chai/ngày đến nay tập đoàn đã nâng sản lượng lên 600.000 chai/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu sử dụng.

Nguồn: Trần Ngọc Bích

Tiểu sử về Trần Quí Thanh

Tiến sĩ Trần Quí Thanh bắt đầu khởi nghiệp từ một cơ sở sản xuất nước giải khát nhỏ vào năm 1994, sau nhiều năm nghiên cứu sản xuất và bán ra thị trường nhiều sản phẩm nước uống đa dạng, Tân Hiệp Phát trở thành công ty đi đầu trong cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp nước giải khát ở Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ lớn từ nước ngoài



Hiện nay, Tiến sĩ Trần Quí Thanh hướng đến việc sản xuất dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và đã đạt được Thương hiệu quốc gia nhiều năm liền, đó là: Trà thanh nhiệt Dr. Thanh, Nước tăng lực Number1 và Trà xanh không độ.

Để đáp ứng về dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, Tiến sĩ Trần Quí Thanh đã mạnh dạn đầu tư 10 dây chuyền sản xuất Aseptic của Đức, Ý hiện đại nhất thế giới, cùng với nhiều nhà máy hiện đại ở cả 3 miền đất nước, đủ khả năng cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng thuộc 63 tỉnh thành của Việt Nam, và đồng thời xuất khẩu đến 16 quốc gia trên thế giới.

Tiến sĩ Trần Quí Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trao tặng bằng khen “Vì sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước”. Tiến sĩ Trần Quí Thanh được UNESCO vinh danh là “Nhà kinh doanh tài năng” vào năm 2010, Tân Hiệp Phát đã được trao giải Thương hiệu Việt Nam.

Nguồn bài viết tại: https://www.thp.com.vn/tran-qui-thanh/

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

BBC viết về tham vọng vươn ra toàn cầu của ‘Vua trà’ Việt

Mỗi năm công ty đồ uống Tân Hiệp Phát do ông sở hữu đều tổ chức một chương trình gala truyền hình phát sóng trên toàn quốc hình ảnh một doanh nhân 64 tuổi hát trên sân khấu cùng các ngôi sao nhạc pop, ban nhạc Rock và những người nổi tiếng khác.

Trong khi đó, 4.000 công nhân, nhân viên được khuyến khích tham dự các cuộc thi tổ chức hàng năm nhờ đó họ sáng tác bài hát, viết thơ về ông. Năm 2015, vị doanh nhân này ghi nhận doanh thu ở mức 500 triệu USD, nổi tiếng ở Việt Nam với tên gọi “Vua trà”, BBC viết.
Ông thành lập Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) năm 1994, cùng thời điểm Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại với Việt Nam. Hiện nay, đây là một trong những tập đoàn sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất tại quốc gia này.
THP bán hơn một tỷ lít đồ uống mỗi năm bao gồm trà xanh, trà thảo mộc, nước tăng lực, nước khoáng và sữa đậu nành tại thị trường nội địa và xuất khẩu đi 16 quốc gia. Ông mong muốn sẽ tăng gấp ba lần sản lượng trong vòng 5 năm tới, nhắm vào các thị trường Mỹ và một số nước khác.

Tuổi thơ gian khó của CEO Trần Quý Thanh



Xuất thân trong gia đình khá giả nhưng lại ở cô nhi viện


Cậu bé Trần Quí Thanh ra đời ngày 15/10/1953 tại xóm Cầu Bông, mé bên quận Phú Nhuận (TP HCM) trong một gia đình khá giả. Bố là ông Trần Văn Bưởi - chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát. Từ bé, Thanh đã được gửi vào trường Taberd Sài Gòn, một ngôi trường nói tiếng Pháp danh giá bậc nhất lúc bấy, dành cho con cái nhà giàu (hiện dấu vết khuôn viên cũ của trường nằm ở góc đường Nguyễn Du - chỗ Bưu điện thành phố nhìn sang).


Những tưởng cuộc sống êm đẹp gắn liền với cậu bé Thanh, thì đột ngột xảy ra biến cố khi mẹ đẻ - bà Nguyễn Thị Thâu qua đời và lúc này hai người con riêng của bà đã bày mưu tính kế chiếm hết gia sản, thậm chí còn có ý định thủ tiêu Thanh, khiến ông Trần Văn Bưởi buộc phải gửi con trai mình vào cô nhi viện - cách khá xa Đà Lạt, do một bà soeur người Pháp cai quản.

Cô nhi viện khắc nghiệt và tàn bạo như các trại tập trung


Từ thời điểm ấy, cuộc sống của cậu bé Thanh mới chín, mười tuổi đã chuyển sang một trang khác – trại trẻ mồ côi hết sức khắc nghiệt và tàn bạo như trong các trại tập trung. Đám trẻ mồ côi được thu gom quy tụ về nhiều thành phần bất hảo, gồm cả người Việt lẫn con lai Mỹ đen Mỹ trắng, quen sống lang thang đầu đường xó chợ, đầu gấu bất trị nên kỷ luật áp dụng trong trại là kỷ luật thép. Giám thị trại không khác cai tù, sẵn sàng lạnh lùng ra tay bất cứ lúc nào, với những hình phạt nhẫn tâm nhất ngoài sức tưởng tượng.

Cậu bé Trần Quí Thanh là “ma mới”, không giấu nổi vẻ nghênh ngang của con nhà giàu, nên trong 6 năm sống tại đây, nhiều lần bị đánh hội đồng đến tơi tả. Có lần vì bênh đứa cháu bị ăn hiếp, Thanh đã lãnh nguyên bản án của trại, được “thưởng thức” những trận mưa roi, xát muối đến khi mông đít đỏ lựng. Mỗi sáng bị phạt không được đi học, bắt phong phanh quỳ gối trước sân, còn tối đến thì bị nắm đầu quang vô chuồng heo.



Ông Trần Quí Thanh và con gái đầu Trần Uyên Phương - tác giả cuốn sách "Chuyện nhà Dr. Thanh" vừa phát hành vào Ngày của Cha (18/6/2017)

Cũng theo “Chuyện nhà Dr. Thanh”, bữa cơm ngày ấy tại cô nhi viện, Thanh và đa số bọn trẻ nuốt không trôi được cục mỡ, ói lên ói xuống nhưng vẫn phải nghiến răng nuốt, nếu không muốn bị đánh đòn... Và thế là với khát vọng tự giải thoát bản thân khỏi địa ngục trần gian này, Trần Quí Thanh từng thực hiện cuộc đào thoát, nhưng rút cục bị bắt lôi về trại và phải chịu đựng những trận đòn trừng phạt thê thảm.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Góc nhìn của Financial Times về doanh nhân Trần Quý Thanh

Trần Quí Thanh, người sáng lập Tập đoàn đồ uống Tân Hiệp Phát. Theo FT, "sóng gió trong cuộc đời và bản lĩnh của người tạo dựng thương hiệu Tân Hiệp Phát thì không phải ai cũng biết”.

Doanh nhân Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương - người được kỳ vọng sẽ kế tục sự nghiệp kinh doanh của ông.

Thương trường là chiến trường
Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.

Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.

Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để “xả hơi” một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Dr. Thanh” tiết lộ xây cảng biển triệu USD ở Quảng Nam

Chủ đề: Trần Quí Thanh - Trần Ngọc Bích

Mới đây, tập đoàn Tân Hiệp Phát đã chính thức công bố chương trình xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh, tại khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.

Với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, dự án sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013-2018, trong đó bao gồm phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8 nhà máy và cảng quốc tế Dr. Thanh. Riêng trong giai đoạn 1 (2013-2017), dự án có mức đầu tư 400 triệu USD.

"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam", TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát nói.


TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát.

- Tân Hiệp Phát đã gây bất ngờ khi đầu tư sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển. Ông có thể giới thiệu về kế hoạch này và vì sao lại chọn Chu Lai?

TS. Trần Quí Thanh: Mở rộng tầm hoạt động của Tân Hiệp Phát ra nhiều địa phương khác trên cả nước là kế hoạch và là chiến lược phát triển của chúng tôi. Sau một quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và môi trường đầu tư, tập đoàn Tân Hiệp Phát quyết định chọn khu kinh tế mở Chu Lai là địa điểm đầu tư một khu liên hợp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.

Cùng với việc đầu tư khu liên hợp này, Tân Hiệp Phát triển khai xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh với quy mô hơn 700 ha, mời gọi các đối tác, doanh nghiệp phụ trợ của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống đến đầu tư, nhằm góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.

Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Nam, ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai để hiện thực hóa kế hoạch này.

Chúng tôi thúc đẩy đầu tư khu công nghiệp để có hệ thống cung ứng kịp thời, giảm tồn kho để tạo lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm và cảng biển để tạo lợi thế cạnh tranh về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu.

Mô hình này cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các công ty thực phẩm, đồ uống, bao bì và nông nghiệp nằm trong khu công nghiệp của chúng tôi

- Khu liên hợp, khu công nghiệp và cảng quốc tế mang tên của người sáng lập Tân Hiệp Phát sẽ như thế nào sau khi hoàn thành, thưa ông?

TS. Trần Quí Thanh: Khi hoàn tất, đây sẽ là một trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống với nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao, có thể giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm...

Dự án này không chỉ phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của Tân Hiệp Phát mà còn góp phần hiện thực hóa chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam trong việc phát triển sản xuất, phát triển các loại hình thương mại, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, dự án sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013-2018, trong đó bao gồm phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8 nhà máy và cảng quốc tế Dr. Thanh. Riêng trong giai đoạn 1 (2013-2017), dự án có mức đầu tư 400 triệu USD.

Việc sử dụng tên cảng là Dr. Thanh, một sản phẩm trà thảo mộc đã đạt được sự tin yêu của người tiêu dùng và là thương hiệu quốc gia, là với mong muốn gắn kết và tạo sự dễ nhớ cho nhà đầu tư.

- Ông có nghĩ là tập đoàn Tân Hiệp Phát đang "lấn sân" không? Ông có hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng của dự án này?

TS. Trần Quí Thanh: Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi dám ước mơ và nỗ lực thực hiện.

Nguồn Facebook:  CEO Trần Quí Thanh